Thính giả Phạm Khôi từ TPHCM gửi thư cho BBC Monday, Apr 16 2007 

Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi đoàn kết dân tộc Monday, Apr 16 2007 

Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi đoàn kết dân tộc

Ông Võ Văn Kiệt
Phát biểu của ông Kiệt gây nhiều tranh luận

Cựu thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, thừa nhận Việt Nam sau 1975 đã có cách nhìn hẹp hòi, phân biệt thắng – thua, và kêu gọi có đại đoàn kết dân tộc.

Trong một bài viết nhân 60 năm Quốc khánh Việt Nam và được các báo trong nước đồng loạt đăng lại, ông Võ Văn Kiệt nhắc đến chủ trương thời kì đầu lập nước 1945 khi chính phủ Hồ Chí Minh “xoá bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ.”

Ông nói thêm “tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều.”

Trong thời gian gần đây, vị cựu thủ tướng Việt Nam có một số bình luận được đánh giá là cởi mở, trong đó điểm xuyên suốt là ông bày tỏ mong muốn có sự nhìn nhận lại một số vấn đề lịch sử và thu phục nhân tâm từ các giới trong ngoài nước.

Coi nhẹ tư tưởng đại đoàn kết

Trong bài viết mang tiêu đề “Đại đoàn kết dân tộc-cội nguồn sức mạnh của chúng ta”, ông Võ Văn Kiệt nhắc lại những lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh như một điểm tựa trước khi bày tỏ suy nghĩ của mình về tình hình Việt Nam mấy mươi năm qua.

“Bác đã tuyên bố: ‘Chính phủ không để tâm moi ra những tội cũ để đem ra làm án mới làm gì.”

 Đất nước VN, giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN.

Võ Văn Kiệt

“Ngay từ trước cách mạng, Bác đã ra sức tìm kiếm những quan hệ với bất cứ nước nào có thể đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như ý, nhưng ít nhất thì tấm lòng chân thành của Bác cũng đã có sức mạnh kiềm chế kẻ thù, giảm thiểu được khả năng đối đầu, trì hoãn những xung đột bất lợi, bảo vệ những thành quả đầu tiên của cách mạng.”

Ông Võ Văn Kiệt bày tỏ tiếc nuối rằng “một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều.”

“Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sỹ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi là bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.”

“Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: Làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng.”

Đoàn kết phải đồng nghĩa khoan dung

Ông Võ Văn Kiệt nhắc rằng sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều người ở miền Nam muốn đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước:

“Một đội ngũ đông đảo công thương gia và trí thức miền Nam, có những khả năng và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là một vốn quý, có thể đóng góp vào việc xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, giàu mạnh.”

“Hầu hết quân đội, sỹ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hoà bình, hoà hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn.”

Nhưng tác giả nói ý thức đoàn kết một lần nữa bị xao lãng.

“Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng- thua, bởi những kỳ thị ta – ngụy…”

 … nơi nào mà dân tộc chia rẽ, đối địch với nhau , thì dù có tài nguyên quốc gia phong phú, có dân số đông đúc, vẫn không tạo ra sức mạnh, vị thế quốc tế do đó cũng không thể vững vàng.

Võ Văn Kiệt

“Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hoá nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.”

“Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần…đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi.”

Những phát biểu gây tranh luận

Đây là một đánh giá hiếm gặp trong những tuyên bố chính thức của các lãnh đạo ở Việt Nam khi nhìn về giai đoạn này.

Trong một cuộc phỏng vấn gây tranh luận của tuần báo Quốc Tế đầu năm nay, ông Võ Văn Kiệt cũng bộc lộ suy nghĩ tương tự về cách đánh giá lại thời kì này.

Tổng kết bài viết, cựu thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh “chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận.”

“Nếu dùng cách cảm hoá để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn.”

“Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế?”

“Nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu quy tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được quy tụ. Con người mà không quy tụ, thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng.”

……………………………………………………………….

Xin lưu ý do thư gửi về cho chủ đề rất nhiều, nên chúng tôi chỉ có thể đưa lên trang web những email có đánh dấu tiếng Việt. Mong quý vị thông cảm.

——————————————————-

Một công dân Việt Nam
Khi xem bài của Ngài “ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC – CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA” tôi đã phải in ra để mà nghiền nghẫm, đọc đi đọc lại nhiều lần.

Ngài đã nhận định đúng! Nhờ có đoàn kết mà chúng ta, trong thời gian ngắn ngủi 21 năm (1954 – 1975 ), đã hai lần giành độc lập và thống nhất cho đất nước Việt Nam. Nhưng “rất tiếc” hai lần “thành công” đều mắc bệnh kiêu binh!

Ngài nhìn nhận rằng nước Việt Nam ta độc lập,thống nhất (chứ chưa tự do, dân chủ) và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Cũng không thấy Ngài nhắc đến tự do!!! Thưa Ngài, đã 30 năm rồi – đã nửa đời người của một công dân Việt Nam như chúng tôi – sao khẩu hiệu “độc lập – tự do – hạnh phúc” chúng tôi không thấy được thực hiện nhanh như thời gian của hai cuộc chiến vừa qua? Vậy có phảI là Ngụy biện hay không ?

CuốI đoạn, Ngài mới nhìn nhận và khuyên rằng Muốn đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam phát triển sánh vai cùng thế giới , là phồn vinh, là độc lập, tự do, hạnh phúc (ĐIỂM GẶP CHUNG) thì phải triệt tiêu : thù hận, tư lợi,đố kỵ, hẹp hòi, dẹp bỏ tư tưởng THÀNH PHẦN CHỦ NGHĨA, mới mong qui tụ được NHÂN TÀI và TRÍ THỨC có mặt trong hàng ngũ ( của chúng ta). Quí vị lãnh đạo Việt Nam đương nhiệm nghĩ sao?

Trong phần này có đoạn viết : “Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bạI, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt nam trên trường quốc tế ?” Tại sao không viết lại là “ Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bạI, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho hình ảnh Việt nam trên trường Quốc tế, cho đất nước, cho bản thân ” thì sẽ hay hơn và đúng hơn không !? (tức là chúng ta phải lo cho đất nước trước, rồI mới lo cho thân phận sau – muốn lo cho đất nước mà lại nói mình trước – cái tôi!) .Và đoạn khác viết :“khi đó, yêu nước là cách tốt nhất để yêu mình“ (cũng lại cái tôi !)

Và tôi cũng đồng ý với ba quan điểm của Ngài:
+ Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi ngưòi Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam.
+ Mọi ngườI VN đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó .
+ Mọi ngườI đều được sống vớI giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.

Cuối cùng Ngài kết luận:

“ Muốn thế, cần ngồi lại vớI nhau. Bằng thiện chí, bằng tấm lòng chân thật, hãy cùng nhau xem lại một cách sòng phẳng những chỗ hay, chỗ dở, chỗ nào đã khắc phục được rồi, chỗ nào còn phải hoàn thiện tiếp“, và:

“Điểm gặp thì đã có. Nhưng ngườI đến gặp thì vẫn chưa được đông đúc lắm.”

Nhận xét: đây là điểm sáng chói trong bài viết, rất quí hiếm! Đây là những lời chí lý, chí tình của một người Cộng sản có tâm huyết với dân, với nước.

Mong rằng chẳng chóng thì chầy dân tộc Việt nam, toàn dân Việt nam kể cả những ngưòi Cộng sản và những người chống cộng sản nhận thức rõ điều đó, đừng coi nhau là kẻ thù nữa..” (Nguyễn Nhã). Muốn vậy phải khởi đầu bằng sự chân thật , chân tình, dũng cảm như Ông nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và của cả những người lãnh đạo đương nhiệm và tương lai nữa.

Mong sao Ngài “đóng vai” mời chào ,vẫy gọi nhiều người đến cho đông đúc !

CuốI cùng, xin được phép mượn ý nhạc sau đây của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn để thay lời kết luận của tôi, tôi hy vọng trong tương lai gần sẽ là :

“ Người về càng ngày càng đông hơn !”

Dũng
Tôi ủng hộ ý kiến của Phạm Khôi, TPHCM đã đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc VN lên trên mọi phe phái, chế độ, vì có như thế người dân VN mới có thể tiến tới hoà giải và đòan kết . Ý kiến này cũng gián tiếp cho thấy nhu cầu đa nguyên, đa đảng là rất cần thiết phải được chính quyền thi hành ngay để không gây khó khăn cho sự hòa hợp hoà giải, đoàn kết dân tôc. Có được như vậy thì những ai cùng quan điểm như bạn Khôi mới có thể công khai bày tỏ ý kiến của mình để thuyết phục mọi người cùng bỏ qua oán hận, góp công sức xây dựng đất nước cho toàn dân VN không còn bị lệ thuộc một đảng phái nào nữa.

Người Việt, California
Anh Sáu nhắc lại tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của cựu Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm gì vậy nhỉ ? Để nói lên tính chuẩn xác,để mọi người hiểu rằng bản chất của những người CS là khoan dung ? Hay để làm vỏ bọc an toàn cho cá nhân ? Xem ra nội dung bài viết của ông không có gì mới mẻ ,nếu có chỉ là sự can đảm có tính tương đối .Một nhà báo đã viết về v/d này như sau : “Ông Võ Văn Kiệt nói ngay từ năm 1945 Hồ Chí Minh đã “chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ.” Thế thì ai đã giết những Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, và ám hại Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ? Ông Võ Văn Kiệt bây giờ cũng công nhận những chiến dịch đấu tố, cải tạo thương nghiệp từ thập niên 1950, là sai lầm. Vì, theo lời ông giải thích, “tư tưởng đại đoàn kết bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều.” Thế thì vào lúc những chiến dịch đó diễn ra, ai đứng đầu đảng Lao Ðộng (Cộng Sản) Việt Nam. Ai đứng đầu cả miền Bắc Việt Nam?

Nguyễn Nam, Kansas City
Phát biểu của ông Kiệt tuy rằng có hơi muộn một chút. Nhưng với tấm lòng tha thiết mong cho dân tộc sớm được dân chủ phồn vinh, tôi thiết nghĩ với ảnh hưởng và uy tính của ông ông nên làm một cái gì đó thiết thực hơn cho dân tộc.

Chẳng hạn như thành lập một đảng đối lập không cần phải đối đầu, Đảng Dân Chủ Xã Hội chẳng hạn, bao gồm những người cựu đảng viên có cùng chánh kiến với tư tưởng ôn hòa, những trí thức trẻ…. Nhằm tạo nên tiếng nói đối trọng, thúc đẩy buộc nhà cầm quyền phải tự hoàn thiện không ngừng. Cũng giúp tạo mội trường cho một sinh hoạt chính trị lành mạnh mang tính cạnh tranh và sáng tạo cao thì mục tiều dân giàu nước mạnh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Minh Hoàng, California
Theo tôi, ông Kiệt dùng từ “Đoàn kết” không thực tiễn đúng thời vận. Bài văn chỉ nói về những sai lầm của đảng CSVN trong quá khứ rồi hối tiếc, không có phương pháp cụ thể để giải quyết vấn nạn của đất nước trong hiện tại và tương lai. Đoàn kết chưa chắc là phương thức hửu hiệu phát triễn đất nước và cải thiện đời sống nhân dân.

Trong thời chiến, chúng ta đoàn kết chống ngoại xâm thì hửu hiệu, nhưng trong thời bình có bao nhiêu nước trên thế giới đoàn kết cả dân tộc họ đâu?. Chúng ta cần có đối lập và chống đối không bạo động để kiểm soát mọi hành động của đảng đương quyền. Thấy luật lệ nào sai, không bình đẳng, không thích hợp với nhu cầu của xã hội thì phản đối. Cái nào hay giúp ích cho đời sống m! i người thì cùng nhau hợp tác Hõng lẽ đoàn kết cả dân tộc nghe theo những gì CS nói rồi đưa đất nước đi xuống sao? Cái Việt Nam cần bây giờ là “Tự Do”. Khi có tự do, người dân sẽ tự động tham gia để giải quyết nhiều khó khăn của đất nước. Dân chủ đa nguyên sẽ bớt đi áp bất, đàn áp, và hận thù sẽ ra đi.

Lúc trước, tôi có xem chương trình 20/20 của đài ABC bên Mỹ nói về Hong Kong. Phóng viên có hỏi một vị chuyên về quảng lý Hong Kong là phương thức nào mà ngày xưa Hong Kong là một đảo hoang, sau 50 năm Hong Kong thịnh vượng và giàu đẹp thì ông ấy trã lời có hai chử là “Tự Do”. Nên tôi tin vào hai chử Tự Do hơn là Đoàn kết. Tôi xin đính chính với các bạn nào còn lưu luyến với đường lối của CSVN là Tư Do bao hàm nhiều mặt của xã hội như tự do tôn giáo, báo chí, đa đảng …và tư do phát biểu thái độ chính trị hay bất đồng chính kiến. Chứ không phải tự do mà đảng ban phát được ăn, được đi lại , được đi chùa nhà thờ như bây giờ nhé. Chiến tranh, quá khứ đau thương, hận thù và thủ đoạn bên nào cũng lỗi cả.

Cái quan trọng là có biết nhận lỗi và sưa sai không thôi. Tiện đây, tôi xin góp ý là chúng ta nên so sánh cách làm của CSVN trong việc xây dựng đất nước VN với các nước xung quanh như Nhật Bản, Đại Han….30 năm (trong thời bình) sau chiến tranh. hơn là kể chiến công của CS hay so sánh với VNCH.

Nếu lời kêu gọi “Đoàn kết” của ông Kiệt được giới lãnh đạo CSVN chú trọng và sửa sai thì tốt, còn nếu như là gió thổi ngang tai thì lời nói ấy như bao nhiêu lời than của dân mà thôi.

Quốc Huy, Việt Nam
“Đoàn kết” vẫn có tính hai mặt: những cái tốt đoàn kết thì sẽ tốt hơn, những cái xấu đoàn kết thì sẽ xấu hơn. Cơ chế độc tài là sự áp bức với người dân, kêu gọi người bị áp bức đoàn kết với kẻ áp bức là chuyện không tưởng. Cho nên đoàn kết thì tự bản thân đã mang trong nó sự phân rã, đấu tranh chọn lọc giữa cái cái xấu và cái tốt, đấu tranh giữa công bằng và bất công… Đoàn kết người xấu với người tốt thì cũng không thể né tránh thoát khỏi quá trình đấu tranh hướng tới giá trị chung là chân-thiện-mỹ. Chia rẽ ở lĩnh vực nào thì cần đoàn kết ở lĩnh vực đó: chia rẽ vì chính trị thì cần đoàn kết đảng phái, chia rẽ vì tín ngưỡng thì cần đoàn k! ết tôn giáo, chia rẽ vì sắc tộc thì cần đoàn kết dân tộc…

Để tuyên truyền và lừa bịp nên từ “dân tộc” bị sử dụng tùy tiện không đúng với nội dung. Ở đây có thể hiểu ý ông Kiệt nói tới đoàn kết chính trị, đoàn kết với Đảng CS nhiều người đã từ chối rồi, còn đoàn kết giữa các đảng phái thì xã hội có dân chủ đâu mà kêu gọi?

Phạm Khôi, TPHCM
Tôi rất thích thú khi đọc những tâm tình của VVK. Với những ngừơi trẻ như tôi ở Việt Nam, việc chấn hưng đất nước là quan trọng nhất. Thời kỳ nào, bất cứ đâu cũng có người tốt và kẻ xấu. Ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, theo nhật ký của Thùy Trâm, không phải người Cộng sản Việt Nam nào lúc đó cũng tốt cả. Tuy nhiên, nếu mình là một người yêu nước thì dù đứng ở hàng ngũ nào cũng phải thể hiện hết lòng yêu nước đó…

Phung, Houston, Texas
Tôi xin có vài cảm nghĩ như sau: Lời nói đoàn kết thì dễ nhưng chính trong chiều sâu của lương tâm của chính người nói có muốn thực sự đoàn kết hay không. Muốn đoàn kết thì có mấy điểm cần làm hay cần Ông Vỏ văn Kiệt đề nghị làm là: 1) Trả lại tất cả tài sản đã tịch thu vô cớ. 2) Xin lỗi về những lỗi lầm đã làm cho bao nhiêu người đã chết, đã đau khổ trong 60 năm qua,bắt chước Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ 2 nhà lảnh đạo Giáo Hội Công Giáo đã đại diện hơn 1 tỉ người Công Giáo trên thế giới đã xin lỗi về những sai lầm của các nhà lảnh đạo tiền nhiệm. 3) Thực sự lắng nghe tiếng nói khác với chính kiến của mình để tìm cách sửa đổi.

Minh Vũ-Đà Nẵng
Ông Kiệt chỉ nói chung chung vấn đề rắn là loài bò, động vật bò là loài rắn…thế thôi. Ông không mạnh dạn lên án đảng cộng sản. Tư tưởng HCM vẫn còn đó…Nói tóm lại bài viết này vẫn còn yếu lắm và tư tưởng bao che cho độc toàn đảng trị vẫn còn. Bài viết này là một chiêu bài dụ dổ những người có đường lối chính trị mềm yếu và chưa có kinh nghiệm sở trường. Nếu bài viết của ông Kiệt có trọng lượng và làm thay đổi đường lối chính sách của đảng cộng sản thì đó của là một thành tích cho ông. Đằng này ông kêu gọi đoàn kết dân tộc mà đảng cầm quyền vẫn phớt lờ thì người dân nghĩ gì về ông đây!? Nói thì dễ mà làm thì khó…nói về chính trị thì phải có hành động cụ thể để chứng minh mới là hưũ ích, còn dùng những lời nói suôn thì không còn anh hùng hào “Kiệt” trong lòng dân nữa!

Trần Minh Thảo, Việt Nam
Do có tầm nhìn và cách tiếp cận mới, ngài đã thấy: “Đất nước VN,giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN”. Đó là tầm nhìn rộng của một công dân còn trăn trở với vận nước, không phải là tầm nhìn có tính đảng vững vàng của người đảng viên Cộng sản kiên cường. Rất nhiều người Việt nam đồng tình với ngài về cách nhìn “phá thế độc quyền”đó. Nhưng làm thế nào để người Việt ngồi lại với nhau? ….

Văn Bành
Bài viết của ông Võ Văn Kiệt rất hay, rất thực tế. Về thời điểm viết bài tuy có muộn. Nhưng nếu những nhà lãnh đạo đương nhiệm của VN có dám nhìn nhận những sự thật này, và dám sửa đổi nghiêm túc thì vẫn còn kịp cứu vãn tình hình, để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh hơn. .

David Nguyễn, San Jose
Tôi đọc kỹ toàn bài văn của ông Cựu Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt. Tôi hoàn toàn không đặt ra nghi ngờ về tính chất thực lòng hay không thực lòng của ông Kiệt. Tôi chỉ vạch ra 2 mâu thuẫn trong lời kêu gọi hoà giải, hoà hợp dân tộcd của ông ta mà thôi.

Một là: Trong bài viết ông vẫn gọi những người phục vụ trong chế độ VNCH ở miền nam VN là làm tay sai cho đế quốc. Vâng miền nam VN lúc đó có nhận viện trợ của Hoa Kỳ để chống lại xâm nhập của quân CS miền Bắc vào đánh phá khắp nơi.

Miền nam VN chưa bao giờ xua quân vào một tấc đất nào phía bắc sông Bến Hải. Và miền bắc XHCN lúc đó ra sao? Hà Nội cũng nhận viện trợ của khối Xô Viết và Trung Cộng, mà số viện trợ này còn dồi dào hơn Mỹ cho miền nam gấp bội, cộng với cố vấn Nga, Tầu trong các đơn vị của CS Hà Nội lúc bấy giờ.

Người miền nam chúng tôi lại không có quyền nói “Người bạn đồng minh Hoa Kỳ trợ giúp chế độ VNCH chống lại sự xâm lược của CS Bắc Việt” hay sao? Rõ rành chính ông Kiệt đã dùng giọng điệu của kẻ thắng để nói về quân dân VNCH, trong khi cũng chính ông kêu gọi bỏ đi mặc cảm “Hận vì thua, kiêu vì thắng”.

Hai là: Quân dân VNCH ở miền nam từ sau 30/4/75 đến nay chưa bao giờ thù hận người CS chỉ vì thua, vì thất trận. Và nếu nói một cách chính sát nhất thì chúng tôi không hận CS vì thua trận mà hận chính phủ Hoa Kuỳ lúc ấy đã bỏ rơi chúng tôi.

Nhưng tại sao mối hận thù của quân dân cán chính miền nam đối với chế độ CS vẫn còn tồn tại trong lòng họ cho đến ngày nay dù họ đã sống tại nước ngoài? Đó chính là chính sách trả thù của chế độ CS đối với họ sau ngày 30 tháng Tư 75.

Những ngày hãi hùng, khiếp sợ, kinh hoàng, máu và nước mắt ấy ra sao thiết nghĩ không cần phải nhắc ra đây vì ai ai cũng đều đã biết cả rồi, hơn nữa nếu kể hết ra những thảm cảnh kinh hoàng ấy chắc chắn BBC cũng không muốn đăng tải. Chỉ tóm tắt rằng chưa có lịch sử một quốc gia nào vào thời cận đại mà có hàng triệu người lao ra biển bất chấp sống chết rủi may.

Tôi không biết rằng đồng bào trong nước nghĩ sao về bài viết của ông VVK, nhưng những điều mâu thuẫn chúng tôi vừa nêu ra, bài viết của ông khó thuyết phục được đồng bào ở hải ngoại “quên đi quá khứ, hướng tới đại đoàn kết” trong tương lai.

Độc giả ở Phan Rang
Tôi cũng là một trong số rất nhiều những nạn nhân của cuộc chiến sau năm 1975, mặc dù tôi chưa một ngày trong quân ngũ của bất cư phe nào. Khi đọc bài viết những lờI phát biểu cuả Ông Kiệt về vấn đề hòa giảI dân tộc, tôi vẫn cho là điều đúng đắn cần phảI suy nghĩ.

Chiến tranh đã gây bao nhiêu là đau thương cho đạI gia đình Việt Nam, không lý gì lạI giữ mãi những thù hằn âm ỷ cháy trong lòng mỗI ngườI, nhưng sự thật không phảI thế. Không biết Ông Kiệt đang đứng ở góc độ nào mà phát biểu. Nếu kêu gọI hòa giảI dân tộc, theo tôi nghĩ các phương tiện truyền thông nên ít đi cái gợi lên niềm đau của rất nhiều gia đình miền nam, bạn có chạnh lòng khi thấy trên truyền hình cứ chiếu đi chiếu lạI mãi hình ảnh chiến thắng, trong đó có ảnh các chiến sĩ chế độ củ nằm phơi thây trên chiến trường không ?họ là ai ?họ cũng là ngườI Việt Nam, da vàng máu đỏ…

Thôi cái gì đã qua đi khá xa xôi rồI thì nên cho nó qua đi nhắc lạI làm gì thêm đau lòng! Vài chục năm nữa lịch sử cận đạI của Việt Nam sẽ phơi bày ra tất cả, nên để dành lạI cho các nhà sử học.

Đã 30 mươi năm qua, mặc dù cho là đã chiến thắng, thì đã đến lúc nên nghĩ lạI trả công bằng cho xã hộI, tôi đồng ý là có công thì thưởng, nhưng không thể thưởng trong lãnh vực trí tuệ đư ợc, các gia đình có công có thể được thưởng về vấn đề vật chất như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc nhưng con cái họ không thể thưởng bằng điểm ưu tiên vào các trường ĐạI học được.

MH, Hà Nội
Tôi không thể chịu được những lời cay cú của những kẻ chống lại chế độ hiện nay và cũng chống lại ngay những người đang làm ăn sinh sống tại VN mà theo tôi không còn là đồng bào của họ nữa.

Có lẽ tôi phải đồng ý với lời lẽ của bạn Khanh ở Biên hoà mới dược. Các ông hãy đặt lại cuộc chiến, nếu bây giờ mới kết thúc và chiến thắng thuộc về CS thì các thì chắc rằng vùng đất mà các ông đang sống và gọi là thế giới tự do đó họ không chứa chấp các ông đâu. thời thế thay đổi rồi tất nhiên là muốn nhanh thì phải chung sức còn người xây kẻ phá thì chỉ chậm thêm thôi!

Minh Nam, Hà Nội
Sự thay đổi thể chế ở VN không phải do “mức chửi bới thô lỗ” từ hải ngoại như tôi thấy đầy rẫy trên một số diễn đàn, mà do sự thức tỉnh của đồng bào quốc nội. Vai trò những người CS phản tỉnh là rất quan trọng, nhất là những người từng giữ chức vụ cao trong đảng và chính quyền CSVN. Tuy vậy, họ rất cần sự an toàn khi đấu tranh ngay trong lòng chế độ toàn trị.

Phát biểu hớ hênh rất dễ bị trấn áp, bị giam giữ thì còn đâu hoàn cảnh và điều kiện mà đấu tranh tiếp, nói gì chuyện hy vọng vào trung ương đảng khoá tới mà đấu tranh trực diện hơn. Một biện pháp an toàn là sử dụng ngay lời nói của lãnh tụ thần tượng và chê trách giới lãnh đạo hiện nay là “chưa quán triệt lời lãnh tụ”.

Ví dụ, ông Kiệt từng đề nghị phát huy dân chủ trong đảng. Nếu được thực hiện, người ta hy vọng thành phần ban chấp hành TW sắp tới sẽ thay đổi và nhân tố đổi mới sẽ tăng tỷ lệ đáng kể. Nên vun đắp, phát tán và khuếch trương yếu tố tích cực trong lời phát biểu của các nhân vật CS phản tỉnh thì hơn là chửi bới họ.

ĐCSVN rất mong có nhiều lời chửi bới, càng thô tục càng hay, đối với những người phản tỉnh mà giới lãnh đạo hiện thời rất không ưa, căm ghét và kiếm cớ cô lập, trấn áp.

Quang Huy, Hà Nội
Tôi tin không riêng cá nhân tôi mà còn có nhiều người Vn khác cùng ngưỡng mộ ông Kiệt. Ông Kiệt cùng ông Linh là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm khi thực hiện đổi mới đất nước. Xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp trì trệ, để tiến hành đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và kết quả của nó thì những ai ở Vn đều cảm nhận và được hưởng thành quả của nó, kinh tế phát triển hơn 7% năm, đời sống nhân dân được cải thiện.

Song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn còn. Giá như lúc còn đương chức ông Kiệt mà thực hiện được hòa hợp dân tộc có lẽ mọi người còn ngưỡng mộ hơn, nhưng nói ra những điều mình còn trăn trở chưa làm được cũng là điều tốt để nhắc nhở thể hệ sau thực hiện.

Đất nước 30 chiến tranh đau! thương và chia rẽ, rồi 30 năm giải phóng mà lòng người vẫn còn phân cách. 30 năm quá dài xin đừng để dài thêm nữa.

Trần Thanh
Tôi hoan nghênh ý kiến Ông Vỏ Văn Kiệt. Đảng CSVN hay mau thay đồi, cứ làm theo đúng như hiến pháp năm 1992 là tốt lắm rồi. Lãnh đạo Đảng CSVN đừng lo lắng và sợ hải gì trước xu thế mới này,bây giờ chẳng ai dành chính quyền bằng bạo lực nữa, thực chất của sự thay đổi theo xu thế chung cũng chỉ vì mục đích:” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Thu Phong, Silver Spring USA
Khi còn quyền hành trong tay ông Kiệt thì nạn phân biệt còn nặng nề hơn hiện tại cả bội phần. Ông Kiệt chính là người đã thi hành những sách lược chia rẻ đó. Cả nửa triệu người bỏ mình dưới biển đông, cả ba triệu người phải lìa xa đất tổ. Bây giờ thấy họ chẳng những được sống sót mà còn vượt lên hơn hẵn về trình độ khoa học kỹ thuật thì mấy ông lại muồn “tự phê” để “hòa giải hòa hợp”. Ai mà còn dám tin nữa chứ!

Huy, TP.HCM
Cái quan trọng bây giờ là cần 1 lời xin lỗi chính thức về những gì đã gây ra vậy thôi, công nhận giai đọan những giai đọan đồng bào đã vượt biên ra đi sau 1975. Giống như Thủ tướng Nhật đã phải lên tiếng xin lỗi vầ những lỗi lầm của quân đội Nhật vào thế chiến thứ 2. Không thể chỉ đi nói xuôn là chúng ta cần đại đoàn kết dân tộc mà phải giải quyêt được bất đồng trong quá khứ.

Từ Nguyên, Milwaukee, USA
Hoan hô bạn Hùng Văn Australia, ý kiến của bạn rất hay.Tổng thống Thiệu đã từng dặn: Ðừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.

Hung Van, Sidney Australia
Ðọc thoán qua, thì thấy anh Sáu tự thú đảng của anh, tức đảng CSVN, từ thời HCM cho đến hôm nay, toàn làm điều hại nước giết dân. Theo ý bài này, anh Sáu đã từng là một thành viên của bộ não trung ương của đảng CSVN, là Thủ tướng, nên anh cũng là “tội phạm” của nước Việt Nam trong giai đoạn hậu 75 và từ năm 54 đến 69, “tội phạm” chính không ai khác hơn là HCM và từ 69 đến 75 là hậu duệ của HCM.

Trong bài với bao nhiêu lỗi lầm tày trời cho chính anh nêu ra, anh Sáu chỉ thốt lên có mỗi một chữ ” Tiếc” với thờ kỳ HCM làm chủ tịch ( Tiếc rằng một số năm sau đó (1954) …quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều). Lúc đó, HCM ở đâu ? Ông ta là chủ tịch nước mà !

Và lại cũng “Rất Tiếc” trong thời kỳ anh Sáu làm Thủ tướng ( Rất tiếc là ý thức …..lại một lần nữa ( sau 75) bị phần nào sao nhãng bởi bệnh chủ quan, những cách nhìn hạn hẹp, biệt phái, những kỳ thị ta và ngụy…).

Chỉ có “tiếc rằng” rồi “rất tiếc” là giải quyết xong mọi lỗi lầm mà đảng của anh từng gây ra cho nước Việt thôi sao ?

Ai đó chỉ cần nói lên vài lời phê bình đảng của anh thì bộ máy công an cho sớm đi chơi mút mùa, không có tiếc và rất tiếc gì cả ! Ðảng cũng tiếc nhưng rồi sau đó bình chân như vại mà lại còn lộng quyền thêm hơn. Nóii lòng vòng thì anh cũng lòi cái đuôi của “kẻ cả”.

Ðảng anh khoan dung, đảng anh tha thứ, đảng anh kêu gọi đoàn kết với điều lệnh phải nghe đảng anh chỉ bảo. Dân Việt trong ngoài nước đòi đảng anh trả lại quyền của họ chứ không phải cầu xin đảng anh khoan dung.

Nói vòng vòng, anh cũng lấy bóng ma của HCM ra khoe và “nổ”. Anh dùng lời rất ư là đại ngôn mà cũng dám nói : “nền văn hóa Việt Nam không của riêng ai, của một giai cấp đảng phái nào”.

Còn việc điều hành đất nước thì anh không đá động gì vì anh chỉ muốn đảng anh độc quyền cai trị. Anh ra lệnh mọi người Việt phải có trách nhiệm đóng góp, không lôi thôi đối lập phê bình gì cả.

Nói chung thì cũng là thùng rỗng kêu rè. Ngày nào nước Việt được thực sự tự do, không bị độc quyền cai trị bởi một đảng nào thì ngày đó không cần phải réo gọi hòa giải, yêu nước mà tất cả mọi người sẽ tự nhiên mở rộng vòng tay để ” châu về hiệp phố “.

Ðảng của ông Võ văn Kiệt nếu ” thực sự” yêu nước như HCM và hậu duệ đã từng tuyên bố thì chỉ cần thực hiện một điều thôi: đó lá xóa bỏ điều Bốn của bản Hiến pháp do đảng ông viết ra. Ngay lúc điều Bốn được thay thế, thì cả nước sẽ mở hội ăn mừng. Mọi người sẽ ôm nhau vui cả và vòng tay hòa giải sẽ tự động mở rộng. Cả nước sẽ thăng hoa. Khi đó không phải hàng ngàn người Việt nước ngoài về lại quê hương, mà hàng triệu sẽ về.

Dân Việt không cần visa mà chỉ cần mang họ Việt là tự do ra vào. Ðó mới thực sự là hội Long Hoa như cả nước hằng mơ ước. Không cần kêu gọi đoàn kết gì cả. Mong lắm thay.

Lincoln USA
Hãy tự vấn với lương tâm chính mình. Những tranh giành quyền lực, những nịnh bợ chức quyền. Ðâu có lo cho dân cho đất nước. Thử nhìn lại ở Việt Nam bây giờ, ai có tiền bạc, giàu sang hơn những kẻ nắm chính quyền !!!!

Hong USA
Hãy nhìn nhận, phê phán từng sự việc, nêu đích danh sai trái của từng nhân vật, đừng nói chung chung. Ông Võ văn Kiệt hãy nhìn rõ, thật rõ vào guồng máy lãnh đạo bây giờ, đừng thổi phòng giả tạo và cũng đừng giấu giếm những ung thối kinh niên. Muốn đất nước Việt Nam vươn lên, và có đại đoàn kết trước tiên hãy thay đổi toàn bộ những tư tưởng cố hữu trong đầu của giới lãnh đạo. Thật là mò kim đáy biển. Dầu sao cũng cám ơn ông Võ văn Kiệt để mọi người có ý kiến đóng góp.

Trung Dung, Hà Nội
Xã hội là vậy. Không dơn giản như các bạn nghĩ đâu. Phải có vai chính và vai phụ mới là cuộc sống. Nói chung, không thể một lúc làm được hết mọi việc, từng bước tháo gỡ. Như phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nói: “các bạn chờ thêm 10 năm nữa, sẽ thấy VN như thế nào”.

Michael Tran, San Jose USA
Phải chi ông và ông Khải lên tiếng mười mấy năm về trước thì đở cho dân lành biết mấy, hết chức mới dám xì ra chút xíu thôi. Gần chết đến nơi rồi cũng chưa hoàn toàn dám nói lên sự thật. Giờ nầy còn nhắc đến ông Hồ để làm điểm tựa bớ bà con làng trên xóm dưới có tin được những gì cs nói không?

Nguyen Hung, Đà Nẵng
Trong một khu rừng nọ chỉ có một bầy hưu sinh sống, không có hổ, sư tử nên bầy hưu càng ngày càng diệt vong, trong khi đó ở một khu rừng khác ngòai bầy hưu còn có cả hổ, sư tư …nên bấy hưu lại năng động,sinh sôi nảy nở… Hãy coi việc cần cải cách dân chủ ở VN hiện nay là hình ảnh tương tự. Tôi mong Ông Kiệt cùng với đồng chí của Ông hãy dũng cảm phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới.

Hoa La Lan, TP HCM
Tôi là người sống ở VN nên tôi hiểu những tâm trạng của người VN, lời phát biểu của ong Võ Văn Kiệt có phải là gáo nước để dân VN giải khát không hay là sẽ có những hành động như thế? Tôi mong rằng VN sớm được tự do dân chủ, nhân quyền được coi trọng thì lúc đó những con người xa quê hương đất tổ sẽ gom về để cùng xây dựng VN, nếu như CS vẫn độc tài thì VN coi như tụt hậu là cái chắc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050829_vovankietarticle.shtml

Ý kiến Đỗ Nam Hải về chính trị Việt Nam Monday, Apr 16 2007 

(Trái qua phải) Chuyên viên chnh trị R.Silberstein, GS Trần Khuê, Kỹ sư Phương Nam và Mục sư Phạm Thanh Nhẫn.

Tại buổi tiếp tân của Lãnh sự quán Mỹ, TP HCM

Lễ kỷ niệm ngày Việt Nam giành độc lập từ tay thực dân Pháp là dịp để nhiều người quan tâm tới tình hình đất nước phát biểu suy nghĩ của mình.

Bài viết về đại đoàn kết dân tộc của Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt được đăng tải rộng rãi ở Việt Nam cũng nằm trong tinh thần đó. Bài viết được quan tâm, bình luận cả từ phía những người tuyên bố đấu tranh cho dân chủ theo một tinh thần khác với quan điểm chính thống.

Ngày 31.08.05, ông Đỗ Nam Hải tức Phương Nam, hiện sống tại TP Hồ Chí Minh, đã cho BBC một cuộc phỏng vấn về bài viết của ông Võ Văn Kiệt. Câu hỏi đầu tiên là ‘Anh có nhận xét gì về bài viết đó?’

Đỗ Nam Hải: Theo nhận xét của tôi, trong bài phát biểu của ông Võ Văn Kiệt có một điểm rõ nét, và có một điểm khuyếm khuyết.

Điểm rõ nét là khác với những bài phát biểu của các nhiều lãnh đạo từ trước tới nay của Việt Nam là lạc quan tếu, để tự đánh lừa mình và đánh lừa nhân dân thì ông Kiệt đã dám mạnh mẽ, nhận định thẳng rằng đại đoàn kết dân tộc hiện nay kém hơn hẳn so với 60 năm về trước.

 Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn các quốc nạn là chính trường Việt Nam không có sự cạnh tranh

Đỗ Nam Hải

Và ông mong muốn rằng dân tộc ta hãy tìm lại tinh thần đại đoàn kết của Cách mạng tháng Tám, của ngày 2.9.1945. Vì theo ông, nếu con người không quy tụ lại được với nhau thì mọi nguồn lực khác cũng sẽ bị rơi rụng.

Còn điểm khiếm khuyết, mờ nhạt trong bài viết của ông là việc ông đi phân tích những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Thực ra ông cũng nêu nó lên nhưng theo tôi là không đủ, nếu không nói là né tránh thực chất của vấn đề. Ông nêu ra bệnh chủ quan, coi nhẹ đại đoàn kết, tình trạng kỳ thị thành phần, v.v. nhưng ông lại không nêu ra các nguyên nhân sâu xa cho tất cả các chuyện đó.

Mà chúng có phải mới xuất hiện đâu, chúng đã có đó, kéo dài lê thê 60 năm qua, suốt chín kỳ đại hội của ĐCSVN, thậm chí các căn bệnh này đang còn ngày một thêm trầm trọng.

Và tôi cũng không tin là cứ làm theo cách ông nói, là bảo vệ tự tưởng Hồ Chí Minh thì giải quyết được. Vì ngay từ thời còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các sai lầm như vụ Cải cách Ruộng đất, vụ cải tạo công thương nghiệp, các vụ án Nhân văn Giai phẩm, Xét lại chống đảng đã làm phân hóa nặng nề trong nội bộ nhân dân, nội bộ đảng, vẫn cứ diễn ra đấy thôi.

BBC:Vâng, theo những gì anh đã nói thì cần đóng lại quá khứ vậy không lẽ bây giờ cứ nhắc lại quá khứ từ 60 năm qua, nên theo ý kiến của anh, những hướng giải quyết bây giờ là gì?

Theo tôi nghĩ, vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, lạc hậu, tham nhũng, hai quốc nhục, năm quốc nạn như các cụ lão thành cách mạng ở Hà Nội vẫn nói, chính là trên chính trường Việt Nam không có sự cạnh tranh, nghĩa là chỉ có ĐCSVN lãnh đạo đất nước thôi. Ban đầu dù họ có thể là những người có lý tưởng cao đẹp, đấu tranh vì độc lập tự do dân tộc, nhiệt huyết vì đất nước nhưng về sau, vì không có cạnh tranh thì chắc chắn sẽ chỉ dẫn tới sự thoái hóa của toàn bộ hệ thống đảng đó.

BBC:Anh được mời đến dự buổi tiếp tân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn nhân kỷ niệm Quốc khánh Hoa Kỳ và kỷ niệm 10 năm hai nước lập quan hệ ngoại giao…Anh cũng gặp các nhân viên lãnh sự Mỹ và những người khách mời Việt Nam được gọi là những người vận động cho tự do dân chủ, tự do tôn giáo, vậy họ có chia sẻ những suy nghĩ anh vừa trình bày hay không?

Hôm đó tôi có phát biểu rằng cúng tôi rất là cám ơn Tòa Lãnh sự đã mời chúng tôi tới dự buổi lễ nhưng cộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam thực hiện, tuy vậy, chúng tôi cũng rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và quý báu của chính phủ và nhân dân các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Úc và các nước khác đã ủng hộ cho chúng tôi. Phương pháp của chúng tôi là công khai, bất bạo động và hợp pháp. Những người trong cuộc gặp đó đều hoàn toàn chia sẻ quan điểm đó.

—————————————————————–

Các nhóm Việt Kiều Monday, Apr 16 2007 

Các nhóm Việt Kiều

Trên sông Hậu Giang
“Chỉ cần ra khỏi các thành phố lớn vài cây số là cả một thế giới kém văn minh”

Theo tôi thì phải chia ra nhiều nhóm kiều bào thế này.

Thế hệ Một là những người ra nước ngoài khi đã lớn tuổi, mang gánh nặng quá khứ khó thể quên, trong đó giáo sư Hoạt là tiêu biểu.

Nhóm này cho dù muốn đóng góp, cống hiến gì, thì cũng không kết quả bao nhiêu do họ có tâm nhưng cái tài, tầm, rất thấp – đương nhiên có ngoại lệ như Giáo sư Hoạt – do hoàn cảnh chiến tranh nên họ không hoặc ít có học thức (như một số quân lính chế độ Sài Gòn).

Đối diện lại, phía bên chính phủ VN cũng có nhiều người loại này, thuộc thế hệ lãnh đạo trước, nhưng đáng tiếc là hiện nay tuy về hưu, họ vẫn nắm giữ nhiều quyền hành rất lớn phía sau cánh gà hội trường chính trị.

Một và Một Rưỡi

Tôi cho rằng thế hệ Một của cả hai phía đang làm hại nhiều hơn là lợi cho quốc gia VN.

Kế đến là thế hệ Một Rưỡi gồm những người ra đi trong tuổi thiếu niên, tuy gắn bó với quê hương nhưng trưởng thành và có học thức cao tại nước ngoài.

 Nếu chính phủ Việt Nam không khéo sử dụng thế hệ Một Rưỡi thì quả là một sự hoang phí vô cùng to lớn

Theo tôi, nhóm ra đi khoảng năm 1980-1990 là thành công nhất, vì họ hưởng thụ một ít văn hóa văn minh miền Nam trước 1975, lại được cha mẹ khuyến dạy thêm ở nhà, nên không bị đầu độc bởi văn hóa đảng, giáo dục xã hội chủ nghĩa như các bạn trẻ sau này.

Thế hệ Một Rưỡi này thâm hiểu Việt Nam và thế giới bên ngoài, nên nếu ngày nào đó họ tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị, khoa học tại Việt Nam thì sẽ đóng góp cho quốc gia một cách đặc biệt mà không nhóm nào có thể bằng, kể cả bất cứ người nước ngoài nào cho dù đầy kinh nghiệm và giỏi giang cách mấy.

Thế hệ Hai và Ba gồm những bạn trẻ sinh ra tại nước ngoài.

Nhóm này không thể thông hiểu Việt Nam nhiều, cho dù họ có cố gắng cách mấy.

Hai và Ba

Việt Nam không phải là một quốc gia như Anh, Pháp chẳng hạn để người ta có thể hiểu phần nào qua báo chí, sách vở, phim ảnh.

Sân bay Rạch Giá
“Bỏ vài triệu đô-la ra thuê mướn sẽ đem lại kết quả hàng trăm ngàn lần lớn hơn số tiền đó”

Thí dụ, chỉ cần ra khỏi các thành phố lớn vài cây số là cả một thế giới nghèo đói, kém văn minh, vệ sinh, người dân không có đôi dép tốt mà mang, không có nhà vệ sinh đạt bất cứ tiêu chuẩn tối thiểu nào, tại bất cứ vùng nào, trên thế giới.

Quá nửa dân số Việt Nam còn giải quyết chuyện vệ sinh ngoài “thiên nhiên”.

Các “sự thật Việt Nam” loại này, các bạn trẻ thế hệ Hai và Ba làm sao hiểu khi họ “về thăm VN” chỉ là ở khách sạn, đi xe hơi, chứ có bao giờ đi chân không ra tát đìa, bắt cá lòng tong, dậy sớm 2, 3 giờ sáng mua rau giá sỉ về bó lại bán lẻ trong ngày đâu mà biết đời sống THẬT SỰ của đại đa số dân VN thế nào, sống ra sao mà nếu chi 50 xu Mỹ cho mỗi bữa ăn thì không còn tiền vào bất cứ việc gì khác.

Với thời gian và kiên nhẫn, thế hệ Hai và Ba sẽ càng hiểu thấu quê nhà hơn, nếu họ mong muốn.

Tận dụng Một Rưỡi

Trong thời gian trước mắt, tôi cho rằng một số người thế hệ Một Rưỡi hiện nay vào khoảng 40-55 tuổi đang vào giai đoạn chín muồi về học thức, kinh nghiệm.

Nếu chính phủ Việt Nam không khéo sử dụng họ thì quả là một sự hoang phí vô cùng to lớn.

Vài triệu đô-la bỏ ra thuê mướn một số nào đó trong nhóm này, qua các cuộc thảo luận công khai trên các hệ thống truyền thông để chọn ra người xứng đáng, sẽ đem lại kết quả hàng trăm ngàn lần lớn hơn số tiền trả cho họ, theo giá thị trường.

Trong khoảng 10-15 năm nữa nếu không sử dụng nhóm người này, một số đang thành công vượt bực ngay tại các nước G7, thì Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất đi một nguồn nhân lực đặc biệt vô cùng quý giá mà không thể tái tạo.

Phần hai

Theo tôi, nếu Việt Nam cho thử nghiệm một chương trình trị giá 20 triệu đô la chẳng hạn, thuê mướn 10 người xuất chúng nhất trong 2 năm để soạn thảo 10 kế hoạch về cải tổ luật pháp, giao thông toàn quốc, bài trừ tham nhũng, y khoa dược phẩm, kinh tế quốc dân, thương mại toàn cầu, v.v… thì sẽ đem lại kết quả vô cùng to lớn, vì cho dù có thực hiện được hay không thì các cuộc giải trình hàng tuần (bắt buộc trong hợp đồng) của họ trên TV bằng cả Việt lẫn Anh ngữ cũng sẽ được đông đảo quần chúng theo dõi, báo chí mổ xẻ chỉ trích, tham vấn, các hãng thông tấn nước ngoài loan báo, v.v…

Là người chuyên về y khoa dược phẩm, tôi có ý kiến như sau để cải tổ tình trạng thuốc men “loạn cào cào” tại Việt Nam mà không ai biết xuất xứ từ đầu, giá trị định lượng thế nào, giá cả lại quá mắc mỏ. Việt Nam nên lập ra, hoặc tốt hơn là “mượn đỡ”, điều tại Mỹ gọi là Chỉ số Dược phẩm Quốc gia (National Drug Code, NDC) trong đó tất cả mọi dược phẩm đều có riêng chỉ số này, ghi rõ (1) hãng thuốc, (2) loại thuốc với định lượng và tên khoa học, (3) cách đóng gói (dạng viên hay bột, v.v…). Dược phẩm nào trong NDC của Mỹ thì đương nhiên cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì đã qua kiểm nghiệm khắc khe tại Mỹ. Ngoài ra thì phải qua một hội đồng tham vấn, trong đó phải có chuyên gia nước ngoài, xem xét từng loại một. Nghiêm cấm và phạt tiền, tù, tất cả những ai chuyên chở, tàng trữ, và buôn bán bất cứ loại dược phẩm nào không có NDC (ngoại trừ thuốc Nam, Bắc).

Từ đó, Việt Nam có thể mua thuốc giá sỉ cho toàn quốc, để phân phối trong nước. Chỉ nên mua thuốc generic (cùng công thức khoa học nhưng không mang tên của hãng nghiên cứu ra), đừng mua của hãng nghiên cứu ra từ ban đầu giá rất mắc, trừ trường hợp thuốc mới ra nên chưa có generic. Thí dụ, thuốc trị trầm cảm Prozac chẳng hạn do công ty chính bán ra khoảng 3 USD / viên, trong khi thuốc Fluoxetine cùng công thức do hàng chục công ty làm thuốc generic bán ra chỉ 2 xu Mỹ / viên. Lý do là vì công ty nghiên cứu ra Prozac lúc trước được phép độc quyền bán trong một thời gian, họ phải bán như vậy mới gỡ lại 800 triệu USD bỏ ra nghiên cứu. Nay thời hạn này đã hết nên ai cũng có thể theo công thức đó mà làm rồi bán.

Tôi đi một vòng các nhà thuốc tại Việt Nam, thấy số tiền người bệnh lãng phí thật vô cùng to lớn, vì cần gì các thuốc chính hãng giá mắc cả chục lần hơn giá thuốc generic cùng công thức, do đó cùng công hiệu (trừ rất ít ngoại lệ, có thể coi như không có trong hoàn cảnh quốc gia nghèo như Việt Nam). Ngược lại, nhiều thuốc generic lại không rõ xuất xứ, ai có thể bảo đảm hiệu quả, nói gì độc hại gì trong đó? Nếu người dân biết chắc thuốc generic đúng hiệu quả thì họ đã không tốn tiền mua thuốc chính hãng (mà có phải chính hãng hay không, ai dám bảo đảm?). Đáng buồn, vì rất nhiều người, quan chức, bác sĩ, trình dược viên, đang làm giàu qua việc buôn bán thuốc tại Việt Nam.

Việc này phải giải quyết mau chóng, dứt khoát, có tính hệ thống chứ không rình mò đi bắt vài người lẻ tẻ. Nên nói rõ qua báo chí và các hệ thống thông tin, việc phân phối từ nay sẽ KHÔNG đem lại lợi ích kinh tế cao, vì giá bán lẻ chỉ có thể cao hơn giá sỉ nhập về 10% chẳng hạn, ai bán cao hơn dù 1 đồng sẽ bị phạt tiền, tù. Nói khác đi, nhà thuốc Tây KHÔNG phải là nơi làm giàu cho con buôn, kẻ đầu cơ trục lợi, mà chỉ là nơi phân phối với thu nhập tối thiểu, số lời không quá cho là 10% TRƯỚC khi trừ tiền chi phí. Giá tiền từng loại thuốc phải được ghi rõ trên mạng để người dân theo đó mà mua, ai bị đòi cao hơn có thể gọi điện thoại 24/24 báo cho biết, sẽ bắt phạt người bán và trả công cho người đi thưa kiện.

Ngoài ra cũng nên phân biệt thuốc Tây là loại đã được kiểm nghiệm khoa học (trung bình 800 triệu đô-la mới nghiên cứu thành công một loại thuốc Tây mới), với thuốc Nam, Bắc là loại chưa từng có bất cứ công trình khoa học nào chứng minh hữu ích. Do đó, bác sĩ Tây y chỉ có thể ghi toa thuốc Tây, và nhà thuốc Tây không được bán thuốc Nam, Bắc. Ở đây, tôi không nói thuốc Nam, Bắc là vô ích hoặc độc hại, chỉ là vì chưa từng có cuộc nghiên cứu khoa học nào, nên tạm thời không bán chung với các loại đã có đầy đủ căn cứ khoa học chứng minh lợi ích, hậu quả kèm theo, v.v…

Các lợi ích trên đây, và nhiều hơn nữa, nếu thực hiện được cho quốc gia và 84 triệu người Việt Nam so với giá tiền 1 triệu đô-la hàng năm trả cho một chuyên gia tham vấn cao cấp nào đó quả thật rất rẻ. Các chuyên gia loại này hiện có nhiều trong số các kiều bào khắp thế giới, vấn đề là chính phủ Việt Nam có đủ tài, tầm, và nhất là Tâm, mời họ về giúp tạo chính sách mới hay không. Một chục chuyên gia tham vấn cao cấp có tài thao lược vĩ mô sẽ có thể xoay chuyển vận mạng quốc gia không khó, trong thời gian không quá lâu dài.

—————————————————————–

Vô danh, Atlanta, USA
Có lẽ tác giả lâu không về Việt Nam nên tầm hiểu biết về sinh hoạt của người dân không được mấy. Chẳng hạn câu nói người Việt Nam hiện 50% còn đi vệ sinh ngoài thiên nhiên. Văn minh không có nghĩa là làm gì cũng phải giống ở Mỹ. Tóm lại người viết bài này chỉ muốn thổi phồng chính mình, hay thành phần của mình. Xã hội được tập hợp bởi nhiều yếu tố, không phải chỉ do ngành dược quyết định.

Trần, Texas, USA
Bài viết này có phần không đúng. Tôi và một số bạn bè của tôi rời khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1975. Lúc đó số tuổi của chúng tôi từ 29 đến 31. Chúng tôi là những phi công, sĩ quan hải quân, giáo chức và có người làm việc cho Toà Đại Sứ Hoa Kỳ lúc đó. Trong nhóm bạn bè của tôi đều có tối thiểu là “tú tài bán”. Khi sang Mỹ chúng tôi vừa đi làm vừa tiếp tục học trở lại vì đất Mỹ là nơi có nhiều cơ hội cho những ai muốn tiến thân. Vì thế mà tôi và những người bạn của tôi đều đã tốt nghiệp 4 năm và 6 năm… tại đại học Hoa Kỳ. Bây giờ chúng tôi đã trên 60 tuổi, chúng tôi có những chức vụ vững vàng trong các công sở, công ty. Chúng tôi rất muốn đem kiến thức và tài năng của mình ra giúp tổ quốc Việt Nam, nhưng vì thấy chính phủ Việt Nam hiện giờ không có thiện ý, đang còn nghi kỵ những người Việt hải ngoại như chúng tôi. Trong nước tham nhũng mọi nơi, mọi tầng lớp cán bộ, người dân thì bị đàn áp một cách thiếu văn minh. Có thể tác giả bài viết này chỉ là một người chưa “đi sâu” vào cộng đồng tị nạn và cũng có thể chưa bao giờ làm việc cho các công sở để nhìn thấy những kỹ sư, managers người Việt với số tuổi trên 60 như chúng tôi.

David Lâm, Sunnyvalle, USA
Tôi hoan nghênh ý kiến thật xác thực này. Nếu Việt Nam muốn phát triển nhanh trong bước đường hội nhập WTO thì hãy nhanh chân tuyển dụng công khai những nhân tài của thế hệ Một và Một Rưỡi đã được đào tạo đến nơi đến chốn tại các nước tiên tiến. Kết hợp với nhiều nhân tài trong nước cùng thế hệ, tôi chắc rằng sự phát triển trong tương lai rất vững chắc.

Thịnh, USA
Tôi rất đồng ý với nhận định của tác giả này.

Đặng Việt Đức, Hà Nội
Với chất lượng bài viết, tầm hiểu biết, thiên kiến về chính trị như thế này mà tự nhận được học tập, rèn luyện ở “xứ xở văn minh” (nước Mỹ) thì không thể tin được.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/01/070128_kbvn_doanviethoat.shtml

Đời lúa và thợ gặt Monday, Apr 16 2007 

document.write(‘

 

‘)

 

document.getElementById(‘picGallery_loading’).style.display = ‘block’;

document.getElementById(‘picGalleryNoScript_0’).style.display = ‘none’;

Cứ vào vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn thợ gặt từ khắp nơi đổ về khu vực ĐBSCL để thu hoạch lúa thuê thay cho máy móc vì nền nông nghiệp Việt Nam chưa được cơ giới hóa nhiều. Gia đình bà Nga (Kiên Lương, Kiên Giang) gồm 5 người đã đi gặt lúa thuê gần 20 năm nay. Bà Nga cho biết sau vụ gặt (khoảng 2 tháng), trừ hết chi phí, cả gia đình bà cũng kiếm được khoảng 7 triệu đồng.

document.getElementById(‘picGalleryNoScript_1’).style.display = ‘none’;

Gia đình bà Nga nghỉ và ăn cơm trưa giữa đồng. Món ăn của họ là cơm trắng và ít con cá rô kho trỏng. Đây là những con cá mà ngoài giờ gặt lúa thuê các con bà Nga bắt được ngoài đồng. Món canh của gia đình là nước mưa xin được của chủ ruộng.

document.getElementById(‘picGalleryNoScript_2’).style.display = ‘none’;

Bé Hương con bà Nga, tranh thủ được nghỉ ngày hè cũng theo mẹ đi cắt lúa mướn hơn 4 năm nay. Hương cho biết, do đi cắt lúa mướn mà em có tiền sắm quần áo, sách vở để chuẩn bị cho năm học mới.

document.getElementById(‘picGalleryNoScript_3’).style.display = ‘none’;

Ngoài việc cắt lúa, người thợ gặt thuê còn phải thu gom lúa vào một nơi và vác lên máy tuốt lúa. Với những công đoạn như thế họ được hưởng tiền công từ 1-1,2 triệu đồng/1 công lúa (1.000m2).

document.getElementById(‘picGalleryNoScript_4’).style.display = ‘none’;

Đối với thợ gặt, mùa Đông xuân còn đỡ chứ đi cắt lúa mướn vào vụ Hè thu, mưa như trút nước, dưới chân nước ngập tới rốn. Phải ngâm nước cả ngày, do đó nhiều thợ gặt phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa rất nặng. Tuy nhiên, họ vẫn cần mẫn lao động, nhiều khi sau giờ gặt còn đi mót lúa chét (lúa mọc lại sau khi đã thu hoạch và trổ bông) để kiếm thêm vài kilogram lúa mỗi buổi chiều giống bà Đặng Thị Tuyết (Cai lậy, Bến Tre).

document.getElementById(‘picGalleryNoScript_5’).style.display = ‘none’;

Bé Nguyễn Viết Hưng, 13 tuổi, ở Vĩnh Thạnh, Cần Thơ đã theo cha mẹ đi cắt lúa mướn được 2 năm nay. Hưng tiếp ba mẹ gom lúa vào một đống, xong việc em chạy khắp đồng bắt cá, cua, ốc, chuột…để cải thiện bữa ăn cho gia đình. “Hai con chuột này về má làm, bằm ra, rang muối ớt với xả là được một bữa chiều ngon rồi!”- Hưng nói.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/04/070411_nguyenductuyen.shtml

Hòa giải hiện tại để xây dựng tương lai Monday, Apr 16 2007 

Bến phà Cần Thơ
“Lòng người dân Việt đã sẵn sàng”

Thời gian gần đây tin tức được phổ biến trên các cơ quan truyền thông hải ngoại cho thấy đảng và chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã tiến hành một số công việc nhằm cố gắng hòa giải với cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng và với thành phần Quốc gia ở miền Nam Việt Nam trước đây nói chung.

Có hai sự việc được dư luận quan tâm nhiều: chính quyền trung ương ở Hà Nội quyết định “dân sự hóa” nghĩa trang quân đội VNCH và giao về cho địa phương (Biên Hòa) quản lý, và chương trình “Đại Trai Đàn Giải Oan” cho nạn nhân chiến cuộc do Tăng Đoàn Làng Mai tổ chức vào tháng Hai tới đây tại Hà Nội, Huế và Saigon.

Ngay trước đó, chính quyền Hà Nội lần đầu tiên cho phép ký giả của một tờ báo hải ngoại (Việt Weekly) về Việt Nam và phỏng vấn cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Hòa giải

Trong cuộc phỏng vấn này ông Kiệt đưa ra lời kêu gọi, chủ yếu nhắm tới hải ngoại, xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ, hướng về tương lai, chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng cộng sản đã đổi mới và đang thành công.

Những sự việc trên đây xẩy ra dồn dập ngay sau khi Việt Nam vào được WTO, quá trình vào làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ, và ngay sau Hội Nghị APEC và chuyến viếng thăm Việt Nam của TT George W. Bush và Ngoại Trưởng Mỹ Condoleezza Rice.

 Dân tộc Việt và quốc gia Việt Nam đã chậm tiến quá lâu, đã bỏ mất quá nhiều thời gian và cơ hội để hưng thịnh

Những sự việc ấy không thể không nằm trong một sách lược chung của đảng và chính quyền CS nhằm điều chỉnh đường lối và chính sách văn hóa, chính trị đối nội và đối ngoại (mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt là đối tượng chính).

Kế hoạch điều chỉnh sách lược này cũng không phải là mới mà đã bắt đầu từ nhiều năm nay, với các chuyến đi thăm dò, tạo các đường dây quan hệ với hải ngoại dưới nhiều hình thức đa dạng, từ thương mại, xã hội đến văn hóa, tôn giáo và chính trị.

Thực chất

Những người theo dõi sát và sâu kế hoạch này đều dễ dàng “nhận diện” được những bước đi thực tế đã, đang và sắp xảy ra ở trong và ngoài nước, trong đó ba sự việc nổi bật được nêu ra ở trên chỉ là một trong những “phần nổi” của tảng băng mà thôi.

Phần chìm của tảng băng mới quan trọng, và dù khó thấy được cụ thể cho đến khi nó trồi lên, những phân tích tinh tế có thể giúp chúng ta “nhận diện” ra được.

Nhà thờ Ba Chuông
Việt Nam đang thay đổi từng ngày

Nhận diện được không phải để công kích hay ủng hộ, dù đúng hay sai.

Nhận diện được để phát huy những yếu tố tích cực và triệt tiêu những yếu tố tiêu cực, không phải vì và cho một chính đảng nào, nhất là chính đảng đang cầm quyền.

Nhận diện được chính là vì tiến trình hiện đại hóa con người, xã hội và vị thế của dân tộc Việt và của quốc gia Việt Nam trước nhân loại, thế giới và thời đại.

Dân tộc Việt và quốc gia Việt Nam đã chậm tiến quá lâu, đã bỏ mất quá nhiều thời gian và cơ hội để hưng thịnh.

Lòng dân

Người dân Việt đã bị thua thiệt quá nhiều, quá lâu để không còn thể chấp nhận được nữa bất cứ một thứ “chính trị” đảng tranh, độc quyền, mọi mưu đồ mị dân, đến từ bất cứ phía nào.

Mọi phân tích và nhận xét về cơ hội và thách thức của đất nước nói chung và của đường lối và kế hoạch hoạt động của đảng và chính quyền CS hiện nay nói riêng, chỉ có ý nghĩa nếu đặt trên lập trường căn bản và chân thực đó.

Trong tinh thần đó, tôi hoan nghênh mọi cố gắng nhằm xoá bỏ hận thù, quên đi quá khứ, để đoàn kết toàn dân xây dựng tương lai cho dân tộc.

Tôi luôn tin tưởng rằng đây là ý nguyện chung của mọi người Việt thật tâm yêu nước dù chính kiến, tôn giáo có khác biệt như thế nào.

 Đảng cộng sản đang cầm quyền có trách nhiệm, trên hết và trước hết, trong việc tạo môi trường và điều kiện cụ thể để có thể thực sự hòa giải và hoà hợp được dân tộc

Nhưng giữa ý nguyện chung và thực hiện được đúng ý nguyện thường có một khoảng cách mà nếu không nối kết được thì ý nguyện chung dễ dàng bị bội phản.

Thực tế chính trị ở Việt Nam, trong quá khứ, và ngay hiện tại, có quá nhiều sự kiện hiển nhiên chứng minh điều đó.

Mong đợi

Mà hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, những thực tế “bội phản” ý nguyện chung đó, lại do chính giới cầm quyền tạo ra.

Do đó, đảng cộng sản đang cầm quyền có trách nhiệm, trên hết và trước hết, trong việc tạo môi trường và điều kiện cụ thể để có thể thực sự hòa giải và hoà hợp được dân tộc, để thật sự mở đường đưa đất nước “cất cánh” bay vào thời đại phục hưng mới, vinh quang hưng thịnh hơn thời kỳ Đại Việt 1000 -mà thành cổ Thăng Long vừa sừng sững hiện lên từ lòng đất như một nhắc nhở tha thiết của Tổ Tiên cho cháu con Hồng Lạc thời đại 2000.

Tôi cho rằng lòng người dân Việt đã sẵn sàng, cả hải ngoại và trong nước, rằng môi trường và điều kiện khách quan của thế giới và khu vực đã thuận lợi, cho sự hòa giải chân thực, một lần và vĩnh viễn, giữa người Việt với người Việt.

Chỉ còn thiếu những hành động chân thực của đảng CS và chính quyền hiện nay nữa mà thôi.

Hình minh họa
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất là vấn đề cần giải quyết

Những gì mà đảng và chính quyền CS đã làm và đang làm đối với người dân trong nước, cũng như hải ngoại, cho đến nay, chưa cho thấy sự chân thật đó.

Những gì mà họ đang dự định sẽ làm có chân thực hay không còn tùy thuộc nhiều chữ “nếu” (như những chữ “nếu” của chính ông Võ Văn Kiệt).

Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất

Nếu đảng và chính quyền cộng sản thật sự muốn hòa giải thì trước hết hãy hòa giải ngay với người dân trong nước, nhất là với những người đã và vẫn tiếp tục bị đàn áp và trù dập.

Cụ thể là chính thức công nhận Giáo Hội Phật Gíáo Việt Nam Thống Nhất, để tổ chứci này đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước, và ngay cả vào việc giải oan cho những người đã chết trong cuộc chiến trước đây.

Năm 2000, nhân kỷ niệm 25 năm chấm dứt cuộc chiến, hòa thượng Thích Huyền Quang lúc đó đã chủ động đề nghị nhà nước cho phép Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đứng ra tổ chức đàn trai giải oan cho những người đã chết của cả hai miền, để thực hiện “linh quyền cho người đã chết” cùng với “nhân quyền cho người đang sống”.

Nhà nước không những đã không cho phép mà còn tăng cường cấm đoán và giam lỏng hòa thượng cũng như các nhà lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khác từ đó đến nay.

Tăng Đoàn Làng Mai là một tổ chức Phât Giáo hải ngoại thì được phép nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở ngay trong nước thì lại bị cấm.

 Ban lãnh đạo đảng CS và chính quyền cần công nhận và đối thoại cởi mở với thành phần đối lập và bất đồng chính kiến ở trong nước và hải ngoại, như là bước mở đầu cho một cuộc đối thoại dân tộc để tìm một giải pháp và cơ chế chính trị-xã hội thích hợp với Việt Nam trong thời đại toàn cầu

Như vậy làm sao chứng tỏ rằng việc cho phép tổ chức giải oan là một việc làm không manh tính chất tuyên truyền chính trị mà thật sự nhằm hòa giải dân tộc?

Nghĩa trang lịch sử

Về nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng thế.

Nếu chính quyền hiện nay thật sự muốn khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù thì nên thực hiện một số việc làm cụ thể để xóa tan những nghi ngờ hiện nay rằng chính quyền muốn từng bước xoá bỏ dần nghĩa trang này.

Trước hết chính quyền cần tuyên bố rõ ràng minh bạch, được phổ biến rộng rãi trên báo chí trong nước, về chính sách lâu dài đối với nghĩa trang này.

Nếu chính quyền hiện nay thật tâm muốn hoà giải với người Việt truớc đây là cựu thù, ít nhất cũng phải hòa giải tương đương như việc hòa giải với người Mỹ, cựu thù ngoại quốc.

Chẳng hạn như cho phép và hỗ trợ việc tìm kiếm hài cốt những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã chết hay mất tích trong chiến tranh.

Đoàn Viết Hoạt
“Những hành động như thế sẽ hội tụ và phát huy được sức mạnh của toàn dân”

Chính thức cho phép những nhóm cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong nước và hải ngoại cùng nhau chỉnh trang lại nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa và làm một tấm bia kỷ niệm, coi nghĩa trang này như một di tích lịch sử cần được tôn trọng.

Có thế vết thương của quá khứ mới hy vọng nhanh chóng được khép lại, và linh hồn của tử sĩ cả hai bên mới thật sự được siêu linh.

Một đàn giải oan cho người chết chưa dễ dàng làm tan đi được nghi kỵ hận thù giữa những người đang sống.

Chỉ có những đối xử “tử tế” văn minh, chân tình, giữa con người với con người, giữa người Việt với người Việt, giữa chính quyền với người dân, mới thật sự giải oan được cho những người đang sống.

Và trên tất cả những điều đó, tôi kêu gọi ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay hãy thực hiện một số biện pháp mang tính “cách mạng” ở tầm vĩ mô để thật sự tạo được sự hòa giải chân thực giữa người Việt với người Việt.

Trong những biện pháp này có hai việc mà tôi tin rằng sẽ tạo đươc một không khí phấn chấn mới cho đất nước.

Kêu gọi

Một là ban lãnh đạo hiện nay công khai và minh bạch công nhận trước quốc dân trong ngoài nước về những sai lầm quá khứ của đảng và chính quyền cộng sản, những sai lầm đã gây ra tang tóc, tan nát cho hàng triệu nhân mạng, hàng triệu gia đình từ Bắc đến Nam, từ cải cách ruộng đất đến Nhân Văn Giai Phẩm, đến Mậu Thân, cải tạo, và vượt biên.

Hai là một đạo luật được Quốc Hội thông qua hủy bỏ giá trị pháp lý của tất cả những vụ án chính trị, tư tưởng và tôn giáo đã có từ thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nay, phục hồi danh dự cho tất cả những người đã bị xét xử và tù đầy, đồng thời thả hết những người đang bị giam giữ vì các lý do như thế.

Ngay sau hai sự việc trọng đại trên đây, ban lãnh đạo đảng CS và chính quyền công nhận và đối thoại cởi mở với thành phần đối lập và bất đồng chính kiến ở trong nước và hải ngoại, như là bước mở đầu cho một cuộc đối thoại dân tộc để tìm một giải pháp và cơ chế chính trị-xã hội thích hợp với Việt Nam trong thời đại toàn cầu, trong đó mọi thành phần dân tộc, mọi đoàn thể và xu hướng tư tưởng, chính trị khác nhau, đều phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng và phát trền đất nước.

Tôi tin rằng những hành động hóa giải quá khứ và hoà giải với hiện tại chân thực và cội gốc như thế sẽ hội tụ và phát huy được sức mạnh của toàn dân trong ngoài nước để đưa Việt Nam “cất cánh” bay vào tương lai tươi sáng của thời kỳ hưng thịnh trong thiên niên kỷ mới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/01/070125_doanviethoat.shtml

Phản ứng hậu phiên xử linh mục Lý Monday, Apr 16 2007 

Tòa án Huế  tuyên án Cha Nguyễn Văn Lý 8 năm tù và 5 năm quản chế
Tòa án Huế tuyên án Cha Nguyễn Văn Lý 8 năm tù và 5 năm quản chế

Các phóng viên nói rằng việc Việt Nam cho phép phóng viên tới tòa đưa tin về vụ xử linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế (về tội ‘Tuyên truyền chống lại Nhà nước’) vừa qua là chỉ dấu khá ngạc nhiên bởi từ trước tới nay các vụ xử như thế này đều được xử kín.

Được biết các nhà báo được phép vào theo dõi phiên xử tại một phòng kế với phòng xét xử.

Tờ Time viết: “Hiếm khi Việt Nam cho phép vào đưa tin về phiên xử các nhà bất đồng chính kiến có tiếng nhưng nhà chức trách có lẽ không dự trù được tình huống mà các quan chức tại tòa đã lấy tay bịt miệng một linh mục 60 tuổi và dùng vũ lực ép ông ra khỏi phòng xét xử”.

 Từ cáo trạng đến tang vật.. tại phiên tòa này đều phơi bày rất rõ ràng chân tướng của một kẻ cố tình quay lưng lại với đất nước và đi ngược lại lợi ích của dân tộc

Báo Nhân Dân

Time bình luận: “Thế mà đó chính là điều đã xảy ra trước mắt phóng viên nước ngoài và giới ngoại giao nước ngoài trong phiên xử linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn nhà hoạt động khác”.

Ông Brad Adams, từ Human Rights Watch được tờ Time trích lời nói rằng “cũng có khả năng nhà chức trách muốn nói với mọi người rằng họ mạnh và tự tin tới mức nào và rằng ừ các vị cứ vào tòa mà xem, tòa có dởm nhưng làm gì được nào.”

Ông Adams nói: “Có thể có ai đó trong hệ thống xem đây là sự cải cách trong việc minh bạch hóa phiên xử, thậm chí việc xảy ra trong tòa có không được đẹp mắt đi chăng nữa”.

Bài báo kết bằng câu không biết “liệu các phiên xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có được mở cho phóng viên như vậy hay không”.

Trong khi đó tờ Nhân Dân viết: “Từ cáo trạng đến tang vật, các bút lục lời khai của những đồng phạm bị Nguyễn Văn Lý lôi kéo và cả những người bị ông ta mạo danh… tại phiên tòa này đều phơi bày rất rõ ràng chân tướng của một kẻ cố tình quay lưng lại với đất nước, cố tình đi ngược lại lợi ích của dân tộc”.

“Những kẻ cố tình quay lưng lại với dân tộc, cấu kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài chống phá đất nước như Nguyễn Văn Lý và đồng bọn đã bị pháp luật trừng trị đích đáng”.

 Có ít chỉ dấu cho thấy đảng cầm quyền đủ tự tin rằng mình được mến chuộng tới mức cho phép cạnh tranh chính trị thực sự….Sự sợ hãi có thể là thói quen của kẻ thống trị cũng như từ người bị trị

The Economist

Tờ Nhân Dân kết luận: “Chúng sẽ mãi bị nhân dân ta lên án như những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” từng bị phỉ nhổ trong lịch sử dân tộc”.

Wall Street Journal chạy bài với hàng tít “Một Việt Nam đâu mới mẻ gì”, trong đó nói rằng việc Việt Nam mở cửa về kinh tế có thể sẽ tiếp tục nhưng khi nói đến chính trị thì vẫn là chuyện thường thấy của lãnh đạo Đảng Cộng Sản”.

Bài báo kết bằng câu: “Những nhà bất đồng chính kiến và tất cả những người Việt Nam đói tự do đáng phải được sự ủng hộ của thế giới tự do”.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay: “Phiên tòa được đông đảo nhân dân thành phố Huế và phóng viên trong và ngoài nước tham dự”.

Bài này kết với câu: “Dư luận cho rằng, phiên tòa đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, được những người dự và theo dõi qua hệ thống loa truyền thanh đồng tình ủng hộ”.

Tờ The Economist có bài viết: “Mặc dù có những thành công về kinh tế thì Đảng Cộng Sản đương quyền ở Việt Nam vẫn hoảng sợ vì bất kỳ sự thách thức nào đối với sự độc quyền về chính trị”.

Bài báo trích lời nhà quan sát chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, cho rằng sức ép mạnh hơn đang xuất hiện từ những người trong đảng mà đòi hỏi của những người này giống hệt đòi hỏi của những nhà bất đồng chính kiến”.

Bài báo cũng viết thêm: “Có ít chỉ dấu cho thấy rằng đảng cầm quyền thấy đủ tự tin rằng mình được mến chuộng tới mức họ cho phép cạnh tranh chính trị thực sự”.

Bài này kết với câu: “Sự sợ hãi có thể là thói quen của kẻ thống trị cũng như đối với người bị trị”.

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070401_lmlytrialreax.shtml

Cha Nguyễn Văn Lý chịu tám năm tù Monday, Apr 16 2007 

Phiên tòa xét xử cha Nguyễn Văn Lý
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng khi lên tiếng phản đối tại phiên toà

Cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục bất đồng chính kiến, bị toà án Thừa Thiên Huế kết án tám năm tù giam về tội tuyên truyền phá hoại chính quyền Cộng sản.

Cha Nguyễn Văn Lý là một nhà vận động đấu tranh vì dân chủ có tiếng trong khoảng 25 năm qua. Ông bị kết án tù cùng bốn nhà hoạt động khác.

Khi bước vào phòng xử án, cha Lý đã lớn tiếng phản đối tòa án Cộng sản. Ngay lập tức, ông bị kéo sang phòng bên cạnh.

Hình ảnh thu được từ phiên toà cho thấy cảnh cha Lý bị công an nhanh chóng dùng tay bịt miệng khi ông vừa hô to “Toà án cộng sản Việt Nam…”

Thẩm phán Bùi Quốc Hiệp tuyên bố trong phiên tòa ở Huế: “Hành vi của các bị cáo thuộc tội danh tuyên truyền chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa.”

Toà kết án cha Lý tám năm tù; bốn người còn lại chịu các mức án từ 18 tháng đến sáu năm.

Dân biểu Mỹ bất bình

Việc linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giữ và đưa ra xét xử đã gây những xáo trộn trên chính trường Hoa Kỳ.

Một dân biểu đầy quyền lực từ tiểu bang Virginia, đồng thời là một thành viên trong Tiểu ban tài chính của Hạ Viện Hoa Kỳ lên tiếng đòi cách chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý
Cha Lý bị kết án 8 năm tù

Hôm Thứ Ba vừa qua, trong phiên điều trần về vấn đề nhân quyền của Tiểu ban tài chính Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Frank Wolf đặt câu hỏi vì sao ông Đại Sứ Michael Marine không lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, cụ thể là vụ bắt giữ và xét xử cha Lý.

Nói chuyện với Ban Việt Ngữ BBC, Giáo sư chuyên về quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Học viện George Mason nhận xét đây là một sự kiện hiếm, cho thấy sự bất bình sâu sắc trong giới lập pháp Hoa Kỳ.

Nghe phỏng vấn trong Việt Nam Ngày Nay

Đàn áp chính trị

Cha Lý cũng không phải là người xa lạ với cảnh tù đày. Ông đã phải ngồi tù 14 năm trong vòng 24 năm qua vì tội theo đuổi phong trào tự do tôn giáo và dân chủ.

Lần cuối ông bị giam là vào năm 2001 sau khi ông kêu gọi Mỹ phải suy xét chính sách thương mại của họ với hồ sơ vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Sau đó ông được thả tự do trong đợt ân xá năm 2005.

Dịp này, việc ông nỗ lực xây dựng một phong trào dân chủ mới đã làm chính quyền lo lắng.

Ông là một trong những người sáng lập khối 8406, một phong trào vì dân chủ bắt đầu từ tháng Tư năm ngoái.

Ông cũng là cố vấn cho đảng Thăng Tiến tại Việt Nam.

Các thành viên của hai nhóm này đã bị giam giữ trong vài tháng qua

Ông và các nhà hoạt động khác bị nhà nước buộc tội cố ý đưa những đại biểu tự do của mình ra tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng Năm tới.

Chỉ có các đảng viên Cộng sản mới được phép tham gia tranh đa số ghế quốc hội.

Chính quyền Việt Nam vừa qua đã hứa cho phép có nhiều tự do tín ngưỡng hơn và đã có các cuộc gặp với Vatican để tăng cường quan hệ.

Nhưng cùng lúc đó nhà cầm quyền đã bắt đầu một chiến dịch đàn áp các nhà bất đồng chính kiến tôn giáo và chính trị; được biết sắp tới sẽ còn nhiều phiên tòa được tổ chức.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/03/070330_fatherly_jailed.shtml

Tin thêm về linh mục Nguyễn Văn Lý Monday, Apr 16 2007 

Tin thêm về linh mục Nguyễn Văn Lý

Rado Tylecote Ủy ban nhân quyền đảng Bảo thủ Anh thăm Cha Lý và Cha Lợi
Rado Tylecote Ủy ban nhân quyền đảng Bảo thủ Anh thăm Cha Lý và Cha Lợi (9.2006)

Những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam nói một linh mục Thiên Chúa giáo, có vị thế trong phong trào dân chủ nhỏ bé của nước này, đã bị bắt giữ.

Người phát ngôn của đảng Thăng Tiến nói công an đã giải đi linh mục Nguyễn Văn Lý sau khi thẩm vấn ông tại nhà riêng trong một tuần.

Vụ bắt giữ có vẻ là một phần trong cuộc truy quét hoạt động của đảng này.

Cha Lý đã ở tù 14 năm vì chống đối chế độ cộng sản.

Ông được thả trong đợt ân xá năm 2005 và nay là thành viên của đảng Thăng Tiến.

Bị thẩm vấn

Đảng Thăng Tiến nói ông bị khoảng 60 sĩ quan công an dẫn đi khỏi văn phòng ở Huế hôm thứ Bảy

Ông đã bị thẩm vấn tại đó trong sáu ngày và có tin nói ông bắt đầu tuyệt thực.

Nhà chức trách Việt Nam không thừa nhận việc bắt giữ nhưng trước đó họ xác nhận văn phòng của ông bị lục soát và ông bị điều tra với nghi ngờ phá hoại đoàn kết dân tộc.

Đảng Thăng Tiến nói hai nhà sáng lập đảng, ông Nguyễn Phong và Nguyễn Bình Thành, cũng sống ở Huế, đã bị công an tạm giữ tuần trước và thẩm vấn họ trong nhiều ngày.

Chính phủ Việt Nam trước đây đã cáo buộc những nhà bất đồng chính kiến là sử dụng chiêu bài dân chủ để phá hoại đất nước.

Phong trào đối lập ở Việt Nam nhỏ và chia rẽ, nhưng họ đã có nỗ lực để trở nên hiệu quả hơn.

Đầu tuần này đảng Thăng Tiến loan báo họ liên minh với một tổ chức không được nhà nước thừa nhân, đảng Vì Dân.

Tuy nhiên, sự ủng hộ cho hai tổ chức này chỉ giới hạn trong một nhóm những nhà hoạt động dân chủ ở các thành phố chính của Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070225_nguyenvanly_update.shtml

‘Khó thay đổi lớn về chính trị ở VN’ Monday, Apr 16 2007 

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc

Tuần này (Từ 11 đến 16-3) Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Hoa Kỳ.

Một trong những điểm gây chú ý đối với không ít người là thời điểm diễn ra chuyến thăm này diễn ra ngay sau việc nhà chức trách Việt Nam tỏ ra mạnh tay với một số nhân vật bất phục chế độ vốn đã lên tiếng từ lâu.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng chính quyền Việt Nam gần đây tỏ ra khéo léo hơn trong việc kiểm soát chính trị.

Carl Thayer: Theo tôi, sự kiểm soát chính trị ở Việt Nam đã trở nên khéo léo hơn, và tính đến phản ứng của quốc tế; họ quan tâm hơn liệu những việc họ làm có thể được phản ánh ở nước ngoài như thế nào. Thỉnh thoảng, khi có những người như Linh mục Nguyễn Văn Lý trở nên chủ động hơn, hoặc muốn vượt thoát ra giới hạn cho phép, khi ấy chính quyền sẽ có hành động.

 Phong trào dân chủ khó có sức hấp dẫn ở VN bởi giới trung lưu chưa cảm thấy bị áp bức

Giáo sư Carl Thayer

Từ những gì đã diễn ra, ta có thể rút ra bài học. Những người trong khối 8406 đang gặp phải một số rắc rối. Lần đầu tiên kể từ năm 1975 ở Việt Nam mới lại có một mạng lưới lớn rải khắp đất nước, với hàng ngàn người ủng hộ, thậm chí số lượng có thể lớn hơn. Nên hiện nay chính quyền đang bắt những lãnh đạo nổi bật, cắt đứt liên lạc của họ với ngoài nước, đồng thời để ý đến phản ứng của quốc tế để từ đó chính quyền có thể điều chỉnh hành động.

BBC:Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã có sự khôi phục lại những hoạt động đòi dân chủ có tổ chức hơn. Nhưng mặt khác, ông có nghĩ là các nhóm phản kháng đang cần một chiến lược khác thì mới có thể hiệu quả hơn?

Carl Thayer: Tôi nghĩ, một điều rõ rệt là phần lớn những chỉ trích của phe bất đồng chính kiến thì đôi khi cũng đã được nói ra bên trong Đảng. Vấn đề thực sự là làm thế nào người ta tiến hành sự giải phóng chính trị.

Chính quyền Việt Nam sẽ làm điều đó bằng cách tăng số lượng người ngoài đảng tại Quốc hội, cho phép Quốc hội được chỉ trích nhiều hơn, đồng thời kiểm soát báo chí để họ đưa những tin đã được đảng đồng ý.

Tôi không nghĩ là phong trào dân chủ lại có một sức hấp dẫn nào ở Việt Nam. Trong tầng lớp trung lưu không có hẳn một tập hợp cử tri cảm thấy họ bị áp bức, hay số lượng những cảm tình viên chịu tác động của phong trào dân chủ cũng không lớn. Hiện nay, họ truyền thông điệp, kêu gọi qua internet và chỉ có những người sống ở thành thị là biết đến.

BBC:Như vậy theo ý ông, bất kì một sự thay đổi lớn nào cũng sẽ đến từ bên trong chính thể, chứ không phải từ những người bất đồng chính kiến.

Carl Thayer: Sẽ chẳng có thay đổi lớn đâu, vì tôi nghĩ chính thể sợ họ sẽ không kiểm soát được. Họ vẫn nhớ và lo ngại những sự kiện ở Đông Âu cuối thập niên 1980.

 Có lẽ 20 năm nữa thì sẽ có 40% người ngoài đảng tranh cử ngồi ghế quốc hội

Nhưng chính quyền nhận thức được rằng họ phải mở cửa và từ cái nhìn của họ, thì họ đã có những biện pháp quan trọng để tăng cường tính minh bạch, thí dụ như buổi đối thoại qua internet của Thủ tướng Việt Nam. Trong thời gian trước Đại hội X, Đảng cũng để người dân tranh luận ở mức độ nhất định về dân chủ, về chế độ một đảng. Các đảng viên cũng đã được phép làm kinh tế tư nhân.

Thế nên, sự thay đổi mang tính tiệm tiến, theo cái nghĩa là Đảng không chặn đứng sự thay đổi, họ bảo trợ cho thay đổi nhưng theo một cách được kiểm soát.

BBC:Như vậy, với tư cách là một nhà nghiên cứu chính trị, ông có dự đoán là bao lâu nữa thì mới có sự thay đổi lớn trong nền chính trị Việt Nam?

Carl Thayer: Nghĩ đến 10 năm tới, ta thấy có hai đại hội Đảng, hai cuộc tổng tuyển cử, và lịch sử có thể mách bảo vài điều. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đổi tên thành Đảng Lao Động và sau đó đổi lại thành Đảng Cộng sản. Vào thập niên 1990, một số người đề nghị đảng nên đổi tên để phản ánh hiện tại. Sau 20 năm nữa, cái tên Đảng Cộng sản có lẽ không còn ý nghĩa gì nữa, nó trở thành biểu tượng của quá khứ. Đảng khi ấy có thể giữ định hướng chủ nghĩa xã hội bằng cách đổi tên thành một đảng dân chủ xã hội.

Hiện nay đã có nỗ lực phân chia trách nhiệm giữa đảng và nhà nước, cho Quốc hội kiểm soát nhiều hơn việc làm luật. Tôi đoán trong tương lai sẽ có thêm nhiều hơn các nghị sĩ tự ứng cử, và những nghị sĩ ngoài đảng. Lần này họ nhắm đến tỉ lệ 20% người ngoài đảng, và 20 năm nữa, chúng ta có thể nghĩ đến tỉ lệ 40% .

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/03/070312_thayerondemocracy.shtml

« Previous PageNext Page »